Tình trạng viêm xảy ra khi khớp bị chấn thương, hoặc có sự xâm nhập của các tác nhân lạ như vi khuẩn, virus, hoặc các mảnh vụ vỡ của sụn khớp. Cơ thể sẽ huy động các tế bào bảo vệ đến vị trí tổn thương ở khớp để thực hiện tiêu diệt các tác nhân lạ này. Tại vị trí khớp xảy ra nhiều quá trình phản ứng phức tạp tỏa nhiệt làm cho vị trí khớp nóng lên, trường hợp nặng bệnh nhân có thể bị sốt nhẹ.
Cơ thể huy động nhiều máu đưa đến vị trí khớp để thực hiện quá trình tiêu diệt tác nhân lạ, lượng máu đến tổ chức viêm ở khớp nhiều, lắng ở các mao mạch nhỏ, ứ đọng gây biểu hiện đỏ tại khớp
Lượng máu đến khớp nhiều, làm lòng mạch máu giãn ra, thay đổi tính thấm của thành mạch, gây thoát dịch mạch, dịch này xâm nhập vào bao hoạt dịch của khớp, hoạt hóa màng hoạt dịch, gây tình trạng sưng.
Tình trạng sưng, phù nề giải phóng các chất trung gian hóa học gây đau, đồng thời chèn ép vào các dây thần kinh và mạch máu quá khớp làm cho bệnh nhân càng thấy đau hơn
Nguyên nhân sụn khớp bị mòn, làm hẹp khoảng cách giữa 2 đầu xương các xương cọ sát vào nhau, kết hợp với dịch khớp bị giảm làm khớp không thể hoạt động trơn tru như bình thường.
Là tình trạng người bệnh cảm thấy khó vận động nhất là sau khi ngủ dậy, hoặc sau khi lâu không vận động, do tình trạng viêm làm cản trở sự tuần hoàn và lưu thông của mạch máu, làm cho các cơ bị mỏi, dây chằng hoặc sụn xơ dính vào nhau hoặc bị căng cứng, cứng khớp tùy vào mức độ nặng nhẹ mà kéo dài khác nhau
Khi tình trạng viêm làm ăn mòn sụn khớp nặng, cấu trúc khớp không còn toàn vẹn và vững chắc, xuất hiện các gai xương, các biến đổi dễ nhận thấy nhất là ở các khớp nhỏ như khớp ngón tay (ngón tay cổ cò, bàn tay gió thổi), ngón chân (ngón chân vuốt thú),...
Việc các khớp đau nhức và sưng tấy sẽ làm người bệnh khó khăn trong vận động, di chuyển. Nhất là khi viêm xảy ra ở các khớp gối, khớp hông và khớp háng.
Các cơ đau sưng tấy, ít được hoạt động, tuần hoàn máu kém làm không nuôi dưỡng đủ, bắt đầu có hiện tượng teo và yếu tần đi và không sử dụng được
Khi lên các cơn cấp tính, chủ yếu nên nằm nghỉ ngơi, hạn chế vận động đi lại hoặc nhờ người xoa bóp xung quanh chân, tay và lưng. Khi hết cơn cấp có thể thực hiện một số bài vận động nhẹ nhàng phòng tránh các cơn đau tái lại như đi bộ, tập dưỡng sinh, giảm béo,...
Ăn nhiều rau xanh, các loại trái cây giàu vitamin khoáng chất, ăn bổ sung đủ calci. Hạn chế các đồ ăn nhanh, đồ ăn rán các chất kích thích làm giảm nuôi dưỡng máu ở cơ.
Theo các nhà khoa học, khi bị căng thẳng lo lắng, tuần hoàn trong cơ thể sẽ không được lưu thông và phân bố không đồng đều làm xuất hiện tình trạng căng cứng đau mỏi ở các cơ
Nên lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược có nguồn gốc rõ ràng, được công nhận bởi các bác sĩ chuyên gia xương khớp trong và ngoài nước. Một số thảo dược được giới chuyên gia đánh giá cao là Vỏ Liễu trắng, cây Móng Quỷ, Cao Lá Chay.
Hy vọng bài viết mang lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích về phòng và điều trị bệnh viêm khớp!