Nội dung chính trong bài [ Ẩn ]
1. Phẫu thuật thoái hóa cột sống cổ là gì?
Là phương pháp loại bỏ khối đĩa đệm cột sống cổ bị vôi hóa nhiều, hoặc bị bào mòn nứt vỡ gây chèn ép dây thần kinh gây đau nhức. Có thể phẫu thuật một phần hay toàn bộ đệm bằng đĩa đệm nhân tạo. Sau mổ cần có phương pháp điều chỉnh cột sống cổ về tư thế ban đầu và phục hồi xương bị tổn thương
2. Các phương pháp phẫu thuật thoái hóa cột sống đang được áp dụng hiện nay
2.1. Phẫu thuật nội soi thoáii hóa cột sống cổ
Phẫu thuật nội soi: là một phương pháp phẫu thuật cho các bệnh nhân ngoại trú được thực hiện lần đầu tiên ở Châu Âu năm 1991
Các trường hợp không cần sử dụng phương pháp phẫu thuật nội soi
- Những bệnh nhân hẹp ống sống nặng
- Những bệnh nhân vôi hóa, thoát vị đĩa đệm nhẹ
Ưu điểm:
- Không ảnh hưởng nhiều đến cơ xương khớp, và các thần kinh ở cổ
- không để lại sẹo sau mổ, thời gian thực hiện nhanh, bệnh nhân có thể về nhà sau vài ngày phẫu thuật
2.2. Phẫu thuật thường thoái hóa cột sống cổ
Đây là phương pháp truyền thống vẫn được áp dụng đến ngày nay, được thực hiện với vết mổ lớn.
Phương pháp này có thể gây nhiều biến chứng cho người bệnh.
- Người bệnh phải chịu đau nhiều hơn và thời gian phẫu thuật cũng như hồi phục lâu hơn.
- Bên cạnh đó có thể đối mặt với các nguy cơ nhiễm trùng vết mổ, tổn thương xung quanh mô mềm, thậm chí phải mổ lại
3. Chỉ định phẫu thuật thoái hóa cột sống cổ khi nào
- Trường hợp đau nặng, đau dai dẳng ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày
- Không đáp ứng với các phương pháp điều trị nội khoa như dùng thuốc, vật lí trị Liệu
- Đĩa đệm vỡ, rách nhô ra nhân nhày chèn ép nhiều vào các dây thần kinh
- Thoái vị hoặc thoái hóa nhiều đĩa đệm liên tiếp
4. Nguy hiểm có thể gặp khi phẫu thuật thoái hóa cột sống cổ
- Vết mổ có thể bị nhiễm trùng, chảy máu
- Ảnh hưởng tới mô mềm và dây chằng xung quanh tổ chức khớp, gây tổn thương rễ thần kinh, có thể gây đau dai dẳng không dứt
- Tỷ lệ tái phát cao, thường sẽ tái phát sau 1 - 3 năm điều trị nếu không có lối sống khoa học
- Sự cố trong quá trình phẫu thuật: bệnh nhân bị sốc phản vệ, nhân nhày chưa được loại bỏ hoàn toàn, ảnh hưởng đến các rễ thần kinh
- Cột sống mất ổn định bị suy giảm chức năng
5. Chi phí phẫu thuật thoái hóa cột sống hết bao nhiêu tiền
- Tùy vào các phương pháp phẫu thuật và tùy vào từng bệnh viện mà chi phí có thể khác nhau
- Thông thường với phương pháp truyền thông chi phí khoảng 15-20 triệu đồng/ 1 ca phẫu thuật
- Đối với mổ nội soi: 20-40 triệu đồng/ 1 ca phẫu thuật
- Với ca mổ phức tạp có thể 40-50 triệu đồng/ 1 ca phẫu thuật
6. Sau phẫu thuật thoái hóa cột sống cần chú ý điều gì
- Xây dựng lối sống khoa học: sau mổ, quá trình hồi phục sẽ mất thời gian dài, người bệnh cần được nghỉ ngơi và có những phương pháp vật lí trị liệu hồi phục để đem lại hiệu quả cao nhất
- Cần có chế độ ăn uống khoa học: bổ sung dinh dưỡng cho xương khớp, đồng thời bổ sung các vitamin tốt cho cơ thể
- Uống thuốc: đây là yếu tố quan trọng giúp hồi phục sau mổ. Bệnh có tiến triển tốt không phụ thuộc nhiều về việc dùng thuốc của bệnh nhân
- Nên tránh vận động mạnh sau mổ. Nên đi lại nhẹ nhàng, và không nên thực hiện các động tác cổ một cách đột ngột
Việc phẫu thuật vôi hóa cổ chỉ khuyến khích ở những đối tượng dưới 50 tuổi, còn trên 50 tuổi hệ thống cơ xương khớp yếu đi nhiều, việc phẫu thuật sẽ không có nhiều tác dụng mà nguy cơ tái lại cũng cao. Cần hỏi ý kiến của bác sĩ xương khớp về rủi ro và lợi ích khi phẫu thuật để có lựa chọn tốt nhất