Thoái hóa đốt sống cổ: Biểu hiện, chẩn đoán và điều trị

1. Bệnh lý thoái hóa đốt sống cổ

thoái hoá đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ (Cervical spondylosis) là bệnh lý mãn tính phổ biến. Bệnh tiến triển chậm, thường gặp ở người cao tuổi từ 50 -70 tuổi. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy, sự phát triển của khoa học công nghệ làm thay đổi thói quen sinh hoạt dẫn đến bệnh có xu hướng trẻ hóa xảy ra ở người trẻ lứa tuổi từ 25-35. 

Tổn thương cơ bản của bệnh là tình trạng thoái hóa tổ chức xương sống gồm sụn khớp, đĩa đệm, dây chằng và cơ.

Thoái hóa đốt sống cổ có thể ở bất kì đoạn nào từ C1-C6, nhưng thường gặp ở đốt sống cổ 4-5-6 do lực vận động ở đoạn đốt sống dưới cùng là lớn nhất. Người bệnh có thể bị thoái hóa 2 đốt sống hoặc 3 đốt sống cùng một lúc. 

2. Nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ hay gặp

nguyên nhân thoái hóa đốt sống cổ

Nguyên nhân chính của thoái hoá đốt sống cổ là tuổi tác, sự lão hoá bào mòn của sụn khớp, xương dưới sụn và các tổ chức xung quanh sụn. Quá trình tái tạo tổng hợp tế bào mới cho sụn và xương khớp chậm hơn rất nhiều so với quá trình phá huỷ, khiến cho sụn và xương dưới sụn bị thoái hoá nhanh.

Ngoài ra, các yếu tố cơ học tác động đến đốt sống cổ khiến sụn khớp phải chịu áp lực quá tải trong thời gian dài, ví dụ:

  • Béo phì: Tham khảo chỉ số BMI
  • Chấn thương: Các chấn thương để lại di chứng hàng chục năm sau
  • Khuân vác đồ đạc, hàng hoá cồng kềnh trên vai, trên cổ 

3. Ai dễ bị thoái hóa đốt sống cổ

Ai dễ bị thoái hóa đốt sống cổ

Nghề nghiệp, tư thế vật động, bất thường về xương khớp, di chuyền,..là những yếu tố nguy cơ gây thoái hóa cột sống nói chung và thoái hóa đốt sống cổ nói riêng. Những người dễ bị thoái hóa đốt sống cổ gồm: 

  • Nhân viên văn phòng: Ngồi làm việc liên tục trong khoảng thời gian 3 tiếng liền. Cổ phải cúi xuống 45-60 độ. Đặc biệt, do môi trường làm việc ngồi trong phòng điều hoà nhiều, khiến cho dịch khớp dễ bị khô cứng hơn, đẩy nhanh quá trình thoái hoá cột sống cổ. 
  • Tài xế lái xe taxi, xe tải, xe ô tô,..: tư thế phải ngồi liên tục dễ dẫn tới thoái hoá cột sống cổ
  • Giáo viên, giảng viên: Đặc thù công việc phải đứng với tư thế tác động đến cổ và lưng nhiều, cũng là đối tượng của thoái hoá cột sống cổ
  • Người bị viêm đa khớp bẩm sinh, hoặc mắc các bệnh liên quan đến chuyển hóa như tiểu đường, miễn dịch,...
  • Người bị dị dạng xương cột sống, bất thường các gen trong cơ thể

4. Biểu hiện nhận biết thoái hóa đốt sống cổ

Biểu hiện nhận biết thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hoá đốt sống cổ thường dễ bị ngó lơ vì những biểu hiện ban đầu của nó không rõ ràng, cụ thể. Người bệnh hay chủ quan cho rằng cảm giác đau mỏi vùng cổ gáy là do sinh lí, cứng mỏi các cơ. Lúc này, thói quen của mọi người là đứng dậy, vận động, xoay cổ, đấm bóp, mát xa vùng cổ, vai gáy để cảm thấy thoải mái hơn.  

Thoái hóa đốt sống cổ bản chất sẽ kéo dài trong nhiều năm, nhưng chỉ đến khi gây đau, mệt mỏi thì người bệnh mới đi khám và chẩn đoán bị thoái hóa đốt sống. Lúc này bệnh sẽ đặc trưng bới các triệu chứng sau: 

  • Vùng cổ mệt mỏi, cảm giác nặng, có thể thi thoảng sẽ vị vẹo cổ. Nguyên nhân là do khớp xương cổ đã khô, hạn chế sự vận động, chèn ép dây thần kinh, các cử động về cổ đều gây đau đớn.
  • Cơn đau kéo dài, ê ẩm từ gáy lan ra vùng tai, vùng đầu, vùng trán, bả vai. Một số ít trường hợp có cảm giác bị tê tay.
  • Khi phải ngồi làm việc quá nhiều, cúi nhiều thì khi nghỉ ngơi không đúng tư thế cũng gây đau đầu, tê bì vai vào sáng hôm sau. 
  • Ngoài ra thoái hóa đốt sống cổ còn gây nấc cục, ngáp chảy nước mắt, đứng lên ngồi xuống dễ bị chóng mặt. Những cơn ho hay hắt hơi cũng gây ra cảm giác khó chịu.

Lời khuyên của chuyên gia: Ngay khi phát hiện bất thường đau nhức xương khớp, nên thay đổi chế độ sinh hoạt và bổ sung dinh dưỡng kịp thời phòng ngừa bệnh xương khớp mạn tính.

Nếu bạn vẫn đang phân vân về các triệu chứng đau mỏi cổ và vai gáy của mình có phải bệnh thoái hóa cột sống cổ không. Vui lòng gọi đến tổng đài miễn cước 1800.6802 để được chuyên gia tư vấn chi tiết.

5. Thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm hay không?

Cột sống cổ là nơi tập hợp nhiều dây thần kinh quan trọng đi từ não đến các cơ quan khác trong cơ thể. Việc thoái hóa đốt sống cổ, gai xương, đĩa đệm sẽ chèn ép vào rễ thần kinh gây ra các biểu hiện mắc kèm như:

Thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm hay không?

  • Rối loạn tiền đình: Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn,..mỗi khi thay đổi tư thế đứng lên ngồi xuống, đang nằm ngồi dậy
  • Thoát vị đĩa đệm: Khi bị thoát vị đĩa đệm vùng đốt sống cổ có thể gây biến chứng vô cùng nghiêm trọng, khó điều trị. Gây chèn ép tủy sống, liệt tứ chi, rối loạn cảm giác, rối loạn thần kinh thực vận
  • Mệt mỏi, trầm cảm: Đau đớn kéo dài gây lo lắng không chỉ về sức khỏe còn về kinh tế gia đình, khiến người bệnh luôn mệt mỏi, không có tinh thần

6. Chẩn đoán thoái hóa đốt sống cổ theo tiêu chuẩn của bộ y tế

Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa đốt sống cổ theo "HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP (Ban hành kèm theo Quyết định số 361/QĐ-BYT Ngày 25 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế)"

Chẩn đoán thoái hóa đốt sống cổ theo tiêu chuẩn của bộ y tế

Lâm sàng

Biểu hiện đa dạng gồm 4 hội chứng sau

  • Hội chứng cột sống cổ: đau kèm theo co cứng vùng cơ cạnh cột sống
  • Hội chứng rễ thần kinh: đau xuống 2 bên tay, vùng gáy, quanh vai. Cảm giác đau trong xương, kiến bò
  • Hội chứng động mạch đốt sống: nhức đầu, hoa mắt chóng mặt, ù tai buổi sáng,..
  • Biểu hiện khác: Dễ cáu gắt, thay đổi tính tình,...

Tùy theo vị trí cột sống cổ bị tổn thương mà có thể xuất hiện riêng lẻ hoặc đồng thời các biểu hiện trên.

Cận lâm sàng

  • Xét nghiệm biểu hiện viêm, bilan phosphor -calci: ở trong giới hạn bình thường. Mục đích loại trừ các bệnh lý viêm nhiễm, ác tính
  • X- Quang đốt sống cổ: để phát hiện bất thường ở xương đốt sống
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI):  Nhằm xác định chính xác vị trí rễ bị chèn ép, khối thoát vị, mức độ hẹp ống sống
  • Chụp CT-scan:  Giúp khảng định kết quả nên không làm được chụp cộng hưởng từ
  • Điện cơ: Giúp phát hiện dánh giá tổn thương rễ thần kinh

Chẩn đoán phân biệt

  • Chấn thương vùng cột sống cổ gây tổn thương xương và đĩa đệm
  • Ung thư xương
  • U nội tủy, u thần kinh
  • Bệnh lý hệ nội động mạch sống nền

7. Nên lựa chọn Đông y hay Tây y để điều trị thoái hoá cột sống cổ? 

 

dùng thuốc tây y hay đông y để chữa thoái hoá đốt sống cổ

Về thuốc điều trị, thì các thuốc giảm đau thuộc nhóm thuốc chống viêm không steroid hoặc nhóm thuốc corticoid thường được các bác sĩ chỉ định để giảm đau, tuy có tác dụng giảm đau nhanh chóng nhưng chúng thường gây tác dụng phụ trên đường tiêu hóa như buồn nôn, đầy bụng, loét hoặc xuất huyết tiêu hóa. 

Do vậy không nên tự ý sử dụng thuốc mà không có chỉ dẫn của bác sĩ, khi dùng thuốc này người bệnh nên uống theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, uống khi ăn no, hoặc uống cùng với các thuốc bảo vệ dạ dày để hạn chế tối đa tác dụng phụ này. 

Các bài thuốc Đông y giúp khai thông kinh lạc, mạnh gân cốt. Tuy nhiên, nhược điểm của các bài thuốc Đông y là không tập trung trực tiếp vào triệu chứng bệnh, do đó, thời gian tác dụng rất chậm, thông thường sau vài tháng, người bệnh mới có cảm nhận. Không chỉ vậy, người bệnh phải dành thời gian để đun, sắc gây nhiều phiền toái

Xu hướng chung trong điều trị các bệnh xương khớp hiện nay là sử dụng kết hợp các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược, giúp đạt hiệu quả tối ưu, đặc biệt an toàn, lành tính khi sử dụng lâu dài. Nên lựa chọn sản phẩm uy tín, với nguyên liệu đã được kiểm chứng lâm sàng như thảo dược cây Móng Quỷ, vỏ Liễu trắng dược liệu này đã được cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ chỉ định để điều trị chứng đau khớp và hỗ trợ các rối loạn thoái hóa của cơ thể. 

cây Móng Quỷ điều trị thoái hóa đốt sống cổ

Các nghiên cứu cho thấy, việc kết hợp giữa cây Móng Quỷ và Vỏ Liễu trắng sẽ tạo nên hiệp đồng tác dụng mạnh mẽ vào nguyên nhân gốc rễ của các bệnh xương khớp, thoái hóa đốt sống cổ giúp:

  • Giảm đau, viêm xương khớp, thoái hóa cột sống, bảo vệ và sụn khớp.
  • Làm chậm quá trình thoái hóa khớp, tăng khả năng vận động ở người bị bệnh xương khớp
  • Ngăn cản các cơn đau cấp tính xuất hiện, hạn chế các biến chứng dính khớp, cứng khớp, khô khớ

XEM THÊM

Xếp hạng: 3.2 (5 phiếu bầu)

Điểm bán Bách Niên Kiện

  • Hà Nội
  • TP Hồ Chí Minh
  • Quảng Ninh
  • Bình Dương
  • Hải Phòng
  • Cần Thơ
  • Đà Nẵng

Gửi câu hỏi hoặc đặt hàng

Điểm bán Bách Niên Kiện

  • Hà Nội
  • TP Hồ Chí Minh
  • Quảng Ninh
  • Bình Dương
  • Hải Phòng
  • Cần Thơ
  • Đà Nẵng
Nhắn tin Zalo 1