Nội dung chính trong bài [ Ẩn ]
1. Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng là gì
"Thoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh mạn tính tiến triển từ từ, tăng dần gây đau - hạn chế vận động và biến dạng cột sống thắt lưng mà không có biểu hiện viêm. Tổn thương cơ bản của bệnh là tình trạng thoái hóa sụn khớp và đĩa đệm cột sống phối hợp với những thay đổi ở phần xương dưới sụn và màng hoạt dịch"
2. Nguyên nhân và yếu tố gây thoái hóa cột sống thắt lưng
Do áp lực quá tải lên sụn khớp và đĩa đệm lặp đi lặp lại trong nhiều năm dẫn đến tổn thương sụn khớp đồng thời mất tính đàn hồi của đĩa đệm, dây chằng bị xơ cứng nên xuất hiện các triệu chứng và biến chứng thoái hóa cột sống
Các yếu tố làm cho thoái hóa cột sống ngày càng trở nên trầm trọng hơn:
- Tuổi cao: thoái hóa cột sống thắt lưng luôn đi kèm cùng với sự già hóa của cơ thể
- Giới tính: Nữ giới có nguy cơ mắc thoái hóa cột sống thắt lưng cao gấp 2-3 lần năm giới
- Nghề nghiệp: những nghề thường xuyên phải lao động nặng, những nghề thường xuyên phải lặp đi lặp lại một động ác trong thời gian dài,...
- Chấn thương: tai nạn, xô xát
- Dị tật bẩm sinh
- Các yếu tố khác: tiền sử sau phẫu thuật, yếu cơ, tư thế lao động sai
3. Biểu hiện của thoái hóa cột sống thắt lưng
- Đau và cứng khu trú, đau rễ dây thần kinh. Đau xuất phát từ các dây chằng cạnh cột sống, các bao khớp
- Co thắt các cơ cạnh cột sống lưng
Các thể thoái hóa cột sống lưng gồm 2 thể hay gặp:
Đau thắt lưng cấp tính:
- Gặp ở lứa tuổi 30-40 tuổi. Cơn đau xuất hiện sau một động tác mạnh quá mức, đột ngột và sai tư thế khi bê vác , sinh hoạt.
- Đau ở vùng cột sống thắt lưng, có thể đau cả hai vai hai bên, nhưng không lan tới đùi hoặc khớp gối.
- Có thể kèm co cứng cơ cạnh cột sống thắt lưng vào buổi sáng hoặc lâu không vận động
- Khám thực thể: đau khi sờ nắn vùng thắt lưng. Phản xạ cảm giác, vận động và các dấu hiệu thần kinh khác đều bình thường
- Một số bệnh nhân sẽ tiến triển thành đau mạn tính
Đau thắt lưng mạn tính
- Thường gặp ở lứa tuổi 30-50
- Khi đau thắt lưng kéo dài >4 tháng- 6 tháng
- Đau do đĩa đệm bị thoái hóa nhiều, đàn hồi kém, chiều cao bị giảm, đi , giảm khả năng chịu lực, phần lồi ra sau của đĩa đệm kích thích các nhánh thần kinh gây đau
- Đau thường nặng hơn những người thường xuyên mang vác nặng, xoay người hoặc hay phải đi xe máy, ngồi ô tô lâu, béo phì, luyện tập thể thao quá mức,...
- Đau âm ỉ vùng thắt lưng, không lan xa, đau tăng khi vận động khi thay đổi thời tiết và đau giảm khi nghỉ ngơi
- Hạn chế một số động tác của cột sống như cúi, nghiêng, xoay lưng
4. Ảnh hưởng của bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng
Dấu hiệu chèn ép rễ thần kinh thường gặp ở thoái hóa cột sống thắt lưng nặng khi các gai xương đốt sống chèn ép vào các lỗ liên hợp đốt sống
Cùng với thoái hóa đốt sống, đĩa đệm cũng bị thoái hóa và nguy cơ phình , thoát vị đĩa đệm sẽ dẫn tới chèn rễ thần kinh (biểu hiện đau thần kinh tọa)
5. Chẩn đoán xác định bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng
Chẩn đoán thoái hóa cột sống đơn thuần khi có các dấu hiệu
- Lâm sàng là đau cột sống có tính chất cơ học
- X-quang cột sống thắt lưng thường quy (thẳng -nghiêng - chếch 3/4 hai bên): hẹp khi khớp với bề diện khớp nhẵn đặc xương dưới sụn , gai xương thân đốt sống, hẹp lỗ liên hợp đốt sống
- Cần lưu ý bệnh nhân không có các triệu chứng toàn thân như: sốt, gầy sút cân, thiếu máu. Trường hợp này cần làm thêm các xét nghiệm khác để tìm nguyên nhân
6. Điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng
6.1. Nguyên tắc
- Điều trị theo triệu chứng (thuốc chống viêm, giảm đau, giãn cơ,..) kết hợp với các thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm
- Nên phối hợp các biện pháp điều trị nội khoa, vật lí trị liệu , phục hồi chức năng. Trường hợp chèn ép rễ thần kinh có thể xem xét chỉ định ngoại khoa
6.2. Các phương pháp điều trị
Vật lý trị liệu
Có tác dụng giảm đau, sửa chữa tư thế xấu và duy trì dinh dưỡng cơ cạnh khớp, điều trị các đau gân và cơ kết hợp.
- Nhiệt điều trị: siêu âm, hồng ngoại, chườm nóng,
- Liệu pháp suối khoáng bùn có hiệu quả cao.
- Châm cứu, xoa bóp, mát-xa.
- Tập luyện: đối với trường hợp đau thắt lưng mạn tính (bơi, đi bộ, dưỡng sinh...))
Thuốc điều trị triệu chứng
- Thuốc giảm đau: Paracetamol (acetaminophen).
- Thuốc chống viêm không steroid khác: diclofenac, Felden, Brexin (Piroxicam) 20mg/ngày...
- Thuốc bôi ngoài da: các loại gel như: Voltaren Emulgel,Profenid gel, Gelden... có tác dụng giảm đau đáng kể và không gây ra các tác dụng phụ như dùng đường toàn thân .
- Thuốc giãn cơ: Mydocalm 150mg X 2 viên/ngày, Myonal 50mg X 3 viên/ngày.
- Thuốc chống trầm cảm: đôi khi được chỉ định khi bệnh nhân đau vùng thắt lưng kèm theo lo âu kéo dài: Amitryptilin 25mg, 1-2 viên/ngày, Dogmatil.
- Tiêm ngoài màng cứng: khi có biểu hiện đau thần kinh tọa. (Hydrocortison acetat: mỗi đợt 3 mũi tiêm cách nhau 5-7 ngày, không vượt quá 4 mũi tiêm mỗi đợt).
Dinh dưỡng
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho xương khớp, cung cấp đủ calci, Vitamin D, vitamin B, ăn nhiều rau xanh và hoa quả,.. hạn chế ăn các chất kích thích dầu mỡ
Bên cạnh các biện pháp trên, người bệnh có thể kết hợp sử dụng cùng với các sản phẩm bổ sung sức khỏe đảm bảo
- Giảm đau, giảm viêm nhanh chóng
- An toàn, lành tính, sử dụng được lâu dài
- Làm ngăn cản tiến triển của bệnh, và nuôi dưỡng sụn khớp một cách toàn diện
Xu hướng được mọi người ưu chuộng hiện nay, là tìm đến các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược có hiệu quả mà an toàn. Một số thảo dược được tin tưởng sử dụng hỗ trợ điều trị cho các bệnh nhân thoái hóa cột sống là cây Móng Quỷ và Vỏ Liễu trắng
Bệnh thoái hóa cột sống, thấp khớp, viêm khớp, sưng đau nhức xương khớp, đau lưng, mỏi gối, tê bì chân tay là bệnh lý phức tạp, gây đau đớn lâu ngày.Nếu điều trị không đúng cách tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn. Vì vậy mời bạn đọc gọi tới 1800 6802 (Miễn cước) để được tư vấn các biện pháp điều trị hiệu quả.