Đau lưng là dấu hiệu của bệnh gì?

Đau lưng là một bệnh rất phổ biến trên thế giới, theo thống kê năm 1990 đến 2010, kết quả cứ 2 người thì có 1 người bị đau lưng và số người gặp phải tình trạng đau lưng trong đời của mỗi người có thể lên đến 95%. Tình trạng đau lưng kéo dài và nặng lên có thể gây ra lo lắng, trầm cảm, mất ngủ, giảm vận động ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống của người bệnh. Vậy Bệnh đau lưng là gì? Và Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này ra sao? 

Đau lưng là gì? 

Đau lưng là cảm giác thấy đau ở lưng liên quan chủ yếu đến cấu tạo xung quanh cột sống lưng. Cột sống lưng được chia làm 4 đoạn:

Cột sống lưng

  • Đoạn cổ: Được gọi là cột sống cổ
  • Đoạn giữa: Đoạn ngực
  • Đoạn dưới: cột sống thắt lưng
  • Đoạn cuối: Đoạn xương cụt, xương chậu

Xung quanh cột sống được cấu tạo bởi một hệ thống đảm bảo cho sự linh hoạt và dẻo dai của cơ thể gồm: Dây chằng, các cơ, đĩa đệm, các khớp xương và các dây thần kinh chạy dọc cột sống. 

đĩa đệm cột sống

Khi các cấu trúc này bị tổn thương, sẽ dẫn đến tình trạng đau thắt lưng. Bên cạnh đó những ảnh hưởng của cấu trúc trong cơ thể như ở túi mật, tuyến tụy, động mạch chủ và thận cũng có thể là nguyên nhân gây đau lưng. Đau hay gặp ở các đốt sống vùng lưng dưới thì gọi là đau thắt lưng - đây là tình trạng đau lưng phổ biến nhất.

Các cơn đau có thể là cấp tính hay mãn tính tùy thuộc vào thời gian bệnh hay mức độ trầm trọng của bệnh. Chúng thường xảy ra âm ỉ, râm ran, hoặc có cảm giác nóng rát. Cảm giác đau có thể lan toản ra cách tay, chân, bàn tay, bàn chân, đôi khi xuất hiện cảm giác tê buồn và thấy mất lực ở chân và tay.

Nguyên nhân gây đau lưng là gì?

Đa phần các cơn đau lưng đều không có nguyên nhân rõ ràng. Nhưng chia làm 2 loại chính:

- Nguyên nhân tại cột sống lưng: gồm 2 loại

  • Đau có liên quan dây thần kinh cột sống: Do các tác động gây chèn ép và gây viêm các rễ thân kinh. Trong đó thoát vị đĩa đệm là tình trạng phổ biến nhất.
  • Đau không liên quan đến dây thần kinh cột sống: Những chấn thương hay chèn ép quá mức ở cơ xương, dây chằng xung quang cột sống, thoái hóa cột sống.

- Nguyên nhân khác

  • Tình trạng bệnh xảy ra ở mạch máu, nội tạng, nhiễm trùng: Như bệnh phình động mạch chủ, bệnh tại thận, nhiễm trùng đường tiết niệu,…

Yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng đau lưng

  • Do tính chất công việc: Thường xuyên phải ngồi, đứng, cúi, ngửa quá lâu,... hay phải mang vác các vật nặng làm cho cột sống phải chịu nhiều áp lực
  • Thói quen sinh hoạt: Người thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia quá nhiều hoặc không chịu khó vận động sẽ tăng nguy cơ bị đau lưng hơn
  • Người béo phì, thừa cân hay phụ nữ mang thai: Sẽ gây áp lực nặng nề cho cột sống có thể dẫn đến đau lưng.
  • Chấn thương: Tai nạn, va chạm, ngã,…khiến cột sống bị tổn thương, không điều trị đúng cách và dứt điểm sẽ dễ gây các cơn đau lưng âm ỉ
  • Bệnh lí cột sống bẩm sinh, bệnh di chuyền.

Đau lưng có thể gặp trong những bệnh nào?

Bệnh thoái vị đĩa đệm cột sống

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy trong đĩa đệm cột sống, bị thoát ra khỏi vị trí bình thường chèn ép ra khỏi các ống sống và rễ thần kinh.

Triệu chứng ban đầu thường là một cơn đau lưng đột ngột, cấp tính xảy ra sau một gắng sức quá mức, mỗi khi phải hoạt động gắng sức thì cơn đau lại tái phát. Theo thời gian cơn đau lan dần xuống chân, bàn chân, đau khi đi lại, ngồi lâu, đau cả khi hắt hơi, thấy cảm giác tê buồn chân , cảm giác chân tay yếu hơn bình thường….khi nằm nghỉ thì đỡ đau.

Bệnh thoái hóa đốt sống

Là tình trạng các đĩa đệm và các khớp bị thoái hóa, làm các gai xương có thể phát triển trên đốt của cột sống, ảnh hưởng đến các dây thần kinh làm cho người bệnh cảm thấy đau. Hầu hết những người bị thoái hóa cột sống do tuổi đều không có triệu chứng rõ rệt.

Các triệu chứng có thể xuất hiện một thời gian rồi biến mất và xuất hiện lại sau một cử động mạnh hoặc đột ngột.

Triệu chứng phổ biến là tình trạng cứng và đau ở lưng khi ngồi lâu hoặc không hay vận động, nặng hơn có thể gặp đó là cảm giác co thắt ở cơ bắp vùng lưng, sự phối hợp giữa tay và chân không còn linh hoạt, cảm giác yếu ở tay hoặc chân, đau đầu, mất thăng bằng không đi lại được.

Nhiễm trùng

Nhiễm trùng ở các cơ quan khác của cơ thể cũng có thể dẫn đến các cơn đau thắt lưng như nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng ở thận, nhiễm trùng tủy sương, áp xe cột sống,...

Ung thư

Sự lây lan của các tế bào ung thư có thể ảnh hưởng đến hệ thống cột sống của cơ thể gây tình trạng đau lưng
Ngoài ra đau thắt lưng còn có thể gặp trong bệnh lí khác: loãng xương, viêm cột sống dính khớp, áp xe ngoài màng cứng,…

Điều trị đau lưng bằng cách nào?

Mục tiêu của điều trị các cơn đau lưng cho bệnh nhân là giảm cường độ đau càng nhanh càng tốt, phục hồi khả năng hoạt động bình thường của người bệnh. Không phải tất cả các phương pháp điều trị đều có hiệu quả như nhau ở trên những người có cùng tình trạng.

Không dùng thuốc

  • Tập luyện các bài tập nhẹ nhàng tốt cho vùng cột sống sẽ giúp thông kinh lạc, giải phóng những chèn ép tại cột sống, giúp xương trở nên chắc khỏe và dẻo dai. Do đó làm giảm nguy cơ bị đau lưng, những bài tập thể dục này thường có hiệu quả tốt ở các trường hợp đau lưng mạn tính, không hiệu quả nhiều với các cơn đau cấp tính.

dau lung

  • Xoa bóp bấm huyệt cũng được khuyến cáo có hiệu quả cho các cơn đau lưng. Xoa bóp bấm huyệt là việc sử dụng tay tác động trực tiếp lên các huyệt đạo làm lưu thông kinh mạch đồng thời làm tăng cường sức bền của cơ.
  • Dùng diện chẩn: là cách chữa bệnh qua da, trên vùng mặt và toàn thân, bằng cách tác động lên các huyệt rất nhạy (hay còn gọi là sinh huyệt) và các vùng tương ứng với các bộ phận bị bệnh trên toàn thân

Dùng thuốc

điều trị đau lưng

 

  • Thuốc chống viêm không steroid: là thuốc đầu tiên thường được nhắc đến khi điều trị các cơn đau lưng
  • Thuốc corticoid: thường tiêm khi đau nặng
  • Các thuốc giãn cơ

Phẫu thuật

Phẫu thuật thường là biện pháp cuối cùng người bệnh tìm đến khi các phương pháp điều trị khác không khỏi. Trong thoát vị đĩa đệm, khi một đĩa đệm bị thoát vị làm đè nén các tế bào thần kinh, có thể thực hiện cắt bỏ một phần hoặc toàn phần. Hay trong các tình trạng nhiễm trùng, như tình trạng áp xe cột sống, phẫu thuật thường được chỉ định khi việc điều trị bằng kháng sinh không có hiệu quả

Thông tin hữu ích

Viên xương khớp Bách Niên Kiện sản phẩm  kết hợp chiết xuất vỏ liễu và chiết xuất móng quỷ, là 2 thành phần thảo dược đã được khoa học chứng minh an toàn và hiệu quả trong việc hỗ trợ giảm viêm, giảm đau, tái tạo và bảo vệ sụn khớp.

Viên xương khớp Bách Niên Kiện được dùng dưới dạng viên uống dễ sử dụng, tăng khả năng hấp thu và tăng tác dụng hiệp đồng hỗ trợ giảm viêm, giảm đau trong các bệnh viêm khớp, thoái hóa khớp, đau nhức xương khớp, đau lưng, đau vai gáy, tê chì chân tay, đặc biệt còn hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa khớp. 

Viên xương khớp Bách Niên Kiện đã được bộ y tế cấp phép và được phân phối rộng rãi tại các nhà thuốc lớn trên cả nước. Viên xương khớp Bách Niên Kiện sử dụng cho người bị viêm khớp; thoái hóa khớp; thoái hóa cột sống; sưng, đau nhức xương khớp (đau lưng, mỏi gối, tê bì chân tay; đau vai gáy); cứng khớp

Để biết thêm kinh nghiệm điều trị các bệnh thoái hóa khớp, đau nhức xương khớp, thoái hóa cột sống và viêm khớp dạng thấp, bạn đọc liên hệ tổng đài tư vấn: 1800.6802 miễn phí cước gọi.

Xem Điểm Bán: TẠI ĐÂY
Xem Chi tiết viên xương khớp Bách Niên Kiện: TẠI ĐÂY
Xem Kinh nghiệm điều trị bệnh xương khớp: TẠI ĐÂY

 

Xếp hạng: 3.4 (16 phiếu bầu)

Điểm bán Bách Niên Kiện

  • Hà Nội
  • TP Hồ Chí Minh
  • Quảng Ninh
  • Bình Dương
  • Hải Phòng
  • Cần Thơ
  • Đà Nẵng

Gửi câu hỏi hoặc đặt hàng

Điểm bán Bách Niên Kiện

  • Hà Nội
  • TP Hồ Chí Minh
  • Quảng Ninh
  • Bình Dương
  • Hải Phòng
  • Cần Thơ
  • Đà Nẵng
Nhắn tin Zalo 1