Phân biệt Viêm xương khớp và Viêm khớp dạng thấp, có thể bạn đang hiểu sai

Có nhiều người sẽ bị nhầm lẫn giữa 3 thuật ngữ: viêm khớp, viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp. Chỉ vì không hiểu đúng tình trạng bệnh, dẫn tới hướng điều trị sai, làm hao tổn cả sức lực lẫn tiền bạc. Bài viết này sẽ chia sẻ kiến thức bệnh học với ngôn ngữ thuần tuý, dễ hiểu.

Theo y học, viêm khớp là một thuật ngữ thường dùng để chỉ bất kì rối loạn nào ảnh hưởng đến xương khớp. Triệu chứng phổ biến của bệnh viêm khớp là đau khớp và cứng khớp, ngoài ra, sưng, nóng đỏ và hạn chế khả năng vận động cũng là triệu chứng của bệnh này.

Viêm khớp được chia thành 2 loại thường gặp nhất là: viêm xương khớp (OA) và viêm khớp dạng thấp (RA). Hai nhóm bệnh này khác nhau như thế nào? Hướng điều trị của chúng có giống nhau không?  

1. Phân biệt viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp

Bảng dưới đây đưa ra những tiêu chí để so sánh bệnh viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp.
 

Tiêu Chí Viêm xương khớp Viêm khớp dạng thấp
Định nghĩa Viêm xương khớp là bệnh gây ảnh hưởng chủ yếu khi sụn bị tổn thương, bị bào mòn và thoái hoá Viêm đa khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn mạn tính do hoạt động rối loạn của hệ miễn dịch của cơ thể, tấn công vào màng hoạt dịch của khớp, làm màng này dày lên gây sưng và đau
Nguyên nhân

- Các nguyên nhân tại khớp: thường gặp như viêm sụn, thoái hóa, bào mòn sụn khớp, nhiễm khuẩn tại khớp, chấn thương khớp...

- Các nguyên nhân ngoài khớp: thường gặp do các rối loạn chuyển hóa (tăng acid uric trong bệnh gút), bất thường hệ thống miễn dịch gây tổn thương các thành phần trong khớp (bệnh viêm khớp dạng thấp) các tình trạng này làm ảnh hưởng tới hoạt động và cấu trúc của khớp từ đó gây viêm khớp.

- Tác nhân gây bệnh: có thể là virus, vi khuẩn, dị nguyên nhưng chưa được xác định chắc chắn.

- Yếu tố cơ địa: bệnh có liên quan rõ rệt đến giới tính (70-80% bệnh nhân là nữ) và tuổi (60-70% gặp ở người trên 30 tuổi).

- Yếu tố di truyền: VKDT có tính gia đình, có liên quan với kháng nguyên hóa hợp tổ chức HLA DR4 (gặp 60-70% bệnh nhân có yếu tố này, trong khi tỷ lệ này ở cộng đồng chỉ là 30%).

- Các yếu tố thuận lợi khác: môi trường sống ẩm thấp, cơ thể suy yếu mệt mỏi, nhiễm lạnh, phẫu thuật.

- Nguyên nhân viêm đa khớp dạng thấp do nội thương: (môi trường ẩm thấp, ăn uống thiếu chất, làm việc mệt mỏi,... kết hợp với 3 tà khí xâm nhập)

Cơ chế gây viêm

Do sụn khớp có thể mất đi hình dạng ban đầu của nó. Ngoài ra, các gai xương cũng có thể phát triển trên các cạnh khớp. 

Đầu xương có mọc gai, sụn khớp bị tổn thương, khi vận động dẫn tới đau→ gây viêm

Do dối loạn hệ miễn dịch của cơ thể → Tấn công các tổ chức khớp → Nặng có thể có đầy đủ sưng, nóng, đỏ đau
Triệu chứng

Đau khớp: Đau có thể nặng hay nhẹ tùy theo mức độ của bệnh, đau có tính chất là đau cơ học , đau liên quan đến vận động. 

Đau tăng khi….thay đổi thời tiết,...Càng vận động khớp càng đau, nghỉ ngơi sẽ làm dịu cơn đau khớp.

- Giai đoạn khởi phát:

  • Sưng, nóng, đau vài khớp
  • Cứng khớp vào buổi sáng sớm khoảng 30 phút
  • Sốt nhẹ, gầy sút, chán ăn, mệt mỏi

- Giai đoạn toàn phát:

  • Xuất hiện những hạt nổi dưới da, cứng, chắc, không di chuyển.
  • Cứng khớp kéo dài trên 1 giờ
  • Khớp bị biến dạng
Hướng điều trị Giảm đau, tăng cường bảo vệ và tái tạo sụn khớp
 
  • Điều trị triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng
  • Phòng ngừa hủy khớp, bảo vệ chức năng khớp
  • Giảm thiểu tối đa các triệu chứng để bệnh nhân có thể có cuộc sống bình thường.
Biến chứng Hạn chế khả năng vận động
 
  • Teo cơ
  • Biến dạng khớp
  • Bại liệt

 

2. Bệnh nào nguy hiểm hơn?

Dựa trên bảng phân tích bên trên thì không thể phủ nhận sự nguy hiểm của viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp. 

Tuy nhiên, viêm xương khớp xảy ra khi sụn khớp bị tổn thương, mà nguyên nhân chủ yếu là do tuổi tác, áp lực đè nén lên sụn khớp (béo phì, khuân vác vật nặng,...). Trong khi đó, viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn, do hệ thống miễn dịch tấn công vào các ổ khớp.

Do đó, tác động của viêm khớp dạng thấp sẽ nguy hiểm hơn so với viêm xương khớp. 

viêm khớp dạng thấp

Hình 1: Bệnh viêm khớp dạng thấp

 

 

Xếp hạng: 2 (1 phiếu bầu)

Điểm bán Bách Niên Kiện

  • Hà Nội
  • TP Hồ Chí Minh
  • Quảng Ninh
  • Bình Dương
  • Hải Phòng
  • Cần Thơ
  • Đà Nẵng

Gửi câu hỏi hoặc đặt hàng

Điểm bán Bách Niên Kiện

  • Hà Nội
  • TP Hồ Chí Minh
  • Quảng Ninh
  • Bình Dương
  • Hải Phòng
  • Cần Thơ
  • Đà Nẵng
Nhắn tin Zalo 1