Viêm khớp dạng thấp là bệnh phổ biến trong xã hội, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng làm hạn chế vận động và giảm chất lượng sống của người bệnh. Vì vậy biện pháp tốt nhất là phòng bệnh hơn chữa bệnh, bài viết dưới đây sẽ giúp cung cấp thông tin giúp bạn đọc biết mình có nằm trong nhóm người nguy cơ mắc viêm khớp dạng thấp cao không để có biện pháp phòng bệnh thích hợp.
Nội dung chính trong bài [ Ẩn ]
Viêm khớp dạng thấp là gì?
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn dịch gây viêm mạn tính tổ chức liên kết màng hoạt dịch, tổn thương chủ yếu ở khớp ngoại vi, bệnh tiến triển từ từ, dẫn đến teo cơ, biến dạng dính và cứng khớp.
Hình 1: Bệnh viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp đã có từ lâu nhưng mãi đến những năm gần đây mới thống nhất được tên gọi, tiêu chuẩn chẩn đoán và cơ chế bệnh sinh.
Ở Việt Nam, hội nghị toàn quốc lần thứ 2 về các bệnh thấp khớp học tại Đà Lạt tháng 3/1996 đã thống nhất tên gọi viêm khớp dạng thấp trong toàn quốc và sử dụng chính thức trong giảng dạy tại các trường đại học y khoa.
Viêm khớp dạng thấp có thể xảy ra ở mọi nơi trên thế giới. Bệnh chiếm từ 0,5-3% dân số, ở Việt nam tỷ lệ chung trong nhân dân là 0,5%, chiếm 20% số bệnh nhân mắc bệnh khớp điều trị tại bệnh viện. Bệnh chủ yếu gặp ở phụ nữ chiếm 70-80% và 70% số bệnh nhân mắc bệnh ở tuổi trung niên.
Triệu chứng và biến chứng của viêm khớp dạng thấp
Triệu chứng của viêm khớp dạng thấp
- Đa số trường hợp bệnh bắt đầu từ từ và tăng dần, nhưng có khoảng 15% bệnh bắt đầu xuất hiện đột ngột với các dấu hiệu cấp tính.
- Viêm, đau các khớp, đa phần khởi phát từ viêm một khớp, thường bắt đầu từ các khớp ngón nhỏ như ở cổ tay, bàn ngón tay, cổ chân, ngón chân, khớp gối, khớp khủy, cơn cấp tính có biểu hiện sưng, nóng, đỏ và đau.
- Cứng khớp buổi sáng có thể kéo dài hơn 1 giờ.
- Viêm, đau có tính chất đối xứng, hạn chế vận động, đau âm ỉ, nghỉ ngơi giảm đau ít, đau tăng về đêm và gần sáng và khi thay đổi thời tiết.
Biến chứng của viêm khớp dạng thấp
Khớp viêm tiến triển tăng dần và nặng dần dẫn đến dính và biến dạng khớp như bàn tay gió thổii, ngón tay hình cổ cò, ngón tay hình thoi, khớp bàn chân biến dạng, đứt gân duỗi ngón tay, gan bàn chân tròn , ngón chân hình vuốt thú,.
Tổn thương đôi khi gây ra các biến chứng về thần kinh gây liệt tứ chi.
Hình 2: Biến chứng của viêm khớp dạng thấp.
Ai có nguy cơ cao mắc viêm khớp dạng thấp?
Viêm khớp dạng thấp có thể gặp ở mọi giới tính và mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em, tuy có một số các đối tượng nào có nguy cơ cao dễ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp như:
- Lứa tuổi trung niên từ 30-50 tuổi, phụ nữ nguy cơ mắc bệnh cao gấp 3 lần nam giới
- Trong gia đình có người thân mắc bệnh viêm khớp dạng thấp
- Hệ thống miễn dịch kém
- Những người thừa cân béo phì, sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn
- Phụ nữ mang thai dễ mắc các bệnh viêm khớp
- Sử dụng thuốc lá, rượu bia có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp
Các phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp hiện nay
Nguyên tắc điều trị chung cho các bệnh viêm khớp dạng thấp là phải điều trị kiên trì, liên tục, sử dụng nhiều biện pháp nội khoa, ngoại khoa, vật lí trị liệu, chỉnh hình, lao động, châm cứu. Phải có thầy thuốc theo dõi, và phải được gia đình và xã hội quan tâm.
- Điều trị bằng thuốc
- Thuốc giảm đau: nhóm chống viêm không steroid, nhóm corticoid. Tuy nhiên các thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, đầy bụng, loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, suy thận , loãng xương,…Vì vậy không nên lạm dụng điều trị và sử dụng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ
- Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm: là các thuốc sinh học
- Điều trị ngoại khoa
- Chỉnh hình, thay khớp nhân tạo. Hiện ở nước ta chủ yếu là thay các khớp háng gối. Gần đây có thêm các phẫu thuật chỉnh hình đối với các gân, cơ, khớp nhỏ ở bàn tay
- Y học cổ truyền và suối nước nóng
- Tắm suối nước khoáng nóng có thể giúp phục hồi chức năng.
- Châm cứu
- Sử dụng một số dược liệu thiên nhiên như vỏ Liễu, móng Quỷ,..là những dược liệu đã được nghiên khoa học chứng minh an toàn và hiệu quả trong việc giảm viêm, giảm đau, bảo vệ và tái tạo sụn khớp. Tốt nhất là nên chọn những sản phẩm viên nén có nguồn gốc từ các thảo dược vỏ Liễu và móng Quỷ để có phân liều rõ ràng và hàm lượng hoạt chất cao tránh những tác dụng có thể gặp.
- Phục hồi chức năng, chống dính khớp
- Tránh vận động quá mức ở các khớp tổn thương. Khuyến khích người bệnh vận động và tự phục vụ bằng cách trang bị các dụng cụ phù hợp: các loại quần áo giày dép mềm dễ mặc, cài bằng khóa dán, cốc nhẹ, thìa có cán dài và to.,..
- Tránh đứng hoặc ngồi quá lâu, nên dùng dụng cụ hỗ trợ chống đỡ bên khớp đau