Cách chữa bệnh viêm đa khớp dạng thấp

Bệnh viêm đa khớp dạng thấp là một trong những nguyên nhân gây tàn tật hàng đầu trên thế giới. Theo các chuyên gia, những người bị viêm đa khớp dạng thấp 8 -10 năm, thì nguy cơ mất khả năng vận động là 40 -60% nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Tuy nhiên một điều đáng buồn là đây là một trong những bệnh vẫn chưa tìm ra phương pháp điều trị tận gốc, chữa khỏi hoàn toàn. Do vậy việc phát hiện và điều trị sớm là vô cùng quan trọng giúp cho người bệnh hạn chế những biến chứng và có cuộc sống hạnh phúc hơn.
 

1. Viêm đa khớp dạng thấp là gì?

Cách chữa bệnh viêm đa khớp dạng thấp

Hình 1: Bệnh nhân vị viêm đa khớp dạng thấp

Viêm đa khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn mạn tính, do hoạt động rối loạn của hệ miễn dịch của cơ thể tấn công vào màng hoạt dịch của khớp, làm màng này dày lên gây sưng và đau. Theo thời gian sẽ dẫn đến sự phá hủy sụn khớp và các tổ chức mô quanh đầu xương, các dây chằng bị yếu đi.

Khoảng cách giữa hai xương càng ngày càng nhỏ, khó chuyển động. Hậu quả dẫn đến khớp không ổn định, hay gặp tình trạng cứng khớp, có thể dẫn đến biến dạng khớp.

2. Nguyên nhân gây viêm đa khớp dạng thấp là gì

Theo “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp” của bộ Y tế ban hành kèm quyết định số 361/QĐ –BYT năm 2014. Người ta chia nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp thành 3 nguyên nhân chính:

  • Yếu tố tác nhân gây bệnh: có thể do một loại vi rút epstein – barr khu trú ở tế bào lympho và làm rối loạn quá trình tổng hợp globulin miễn dịch.
  • Yếu tố cơ địa: giới tính, tuổi, cân nặng,…
  • Yếu tố di truyền: Người ta thấy rằng tỉ lệ mắc bệnh viêm đa khớp thường cao hơn trong gia đình bệnh nhân, ở những cặp sinh đôi cùng trứng và mối liên quan giữa các kháng nguyên hòa hợp tổ chức HLA –DR4 và bệnh viêm khớp dạng thấp. Khoảng 60 -70% bệnh nhân viêm khớp dạng thấp mang kháng nguyên này

3. Triệu chứng và biến chứng nghiêm trọng của viêm khớp dạng thấp là gì?

3.1. Triệu chứng

Các bệnh nhân thường trải qua 2 giai đoạn chính:
- Giai đoạn khởi phát

  • Thường bắt đầu từ viêm một khớp, chủ yếu là xuất hiện từ các khớp nhỏ: cổ tay, bàn tay, ngón tay,..
  • Các khớp thường có biểu hiện: Sưng, hơi nóng, đau; đau tăng về đêm và sáng, có cứng ít nhất 6 khớp vào buổi sáng,và có tràn dịch ổ khớp
  • Bệnh nhân thường thấy sốt nhẹ, mệt mỏi, gầy sút và chán ăn
  • Giai đoạn này thường kéo dài vài tuần có khi vai tháng.

- Giai đoạn toàn phát

  • Bệnh nhân mệt mỏi chán ăn, teo cơ nhanh, sốt nhẹ, một số sốt cao, gai rét sưng đau to, hạn chế vận động như gấp duỗi, di chuyển
  • Xuất hiện hạt thấp dưới da, là các cục nổi gồ lên trên da, chắc không di động, không đau vì dính vào bề mặt xương thường gặp ở 10-20% bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp
  • Da tím tái, móng khô, dễ gãy, giãn mạch chân và gan bàn chân

3.2. Biến chứng

biến chứng của viêm đa khớp dạng thấp

Hình 2: Một vài biến chứng nghiêm trọng của viêm đa khớp dạng thấp

Lưu ý: Bệnh viêm khớp dạng thấp có thể nhầm với các bệnh viêm khớp khác như thoái hóa khớp, lupus ban đỏ,… nhưng điều khác biệt là là bệnh thường đau nhiều khớp và các khớp thường có tính chất đối xứng. Khi nghi ngờ có các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp bạn nên đến các cơ sở y tế để có được chẩn đoán chính xác nhất và kịp thời điều trị. 

4. Các phương pháp điều trị bệnh viêm đa khớp dạng thấp hiện tại

Bệnh viêm đa khớp mạn tính là một bệnh mạn tính do vậy cần phải kiên trì điều trị liên tục cả đời. Cần được thầy thuốc theo dõi, và nhận sự quan tâm từ xã hội và từ gia đình.

phương pháp điều trị viêm đa khớp dạng thấp

Hình 3: Các phương pháp điều trị viêm đa khớp dạng thấp

4.1. Điều trị bằng thuốc để giảm các triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp

- Sử dụng các thuốc giảm đau:

  • Sử dụng các thuốc chữa các triệu chứng sưng đau: Thuốc NSAIDs (Meloxicam, celocoxid, diclofenac), thuốc corticoids (Prednisolon, methyl prednisolon)
  • Thuốc DMARD: làm chậm sự tiến triển của khớp, ngăn cản sự phá hủy xương. Gồm 2 loại: DMARD kinh điển (Methotrexat) và DMARD sinh học (thuốc ức chế yếu tố hoại tử u TNF – α)

- Điều trị ngoại khoa cho bệnh nhân viêm đa khớp dạng thấp

  • Để phục hồi chức năng của một số khớp bị biến dạng: thay khớp nhân tạo, cắt đầu xương, chỉnh hình khớp, dính khớp.

- Điều trị bằng y học cổ truyền
     Dùng các bài thuốc và các vị thuốc có tác dụng chống viêm giảm đau trong các bệnh khớp như

  • Móng Quỷ, thổ phục linh, lá chay Bắc Bộ, ý dĩ, độc hoạt, phòng phong, hy thiêm, ngưu tất, lá lốt, vỏ Liễu... 
  • Các loại cao động vật (hổ, trăn, rắn, khỉ, nai...). 
  • Cây trinh nữ, hạt mã tiền có tác dụng chống viêm trong các bệnh viêm khớp dạng thấp.

4.2. Điều trị vật lí trị liệu và phục hồi chức năng cho bệnh nhân viêm đa khớp dạng thấp

  • Xoa bóp và bấm huyệt: thầy thuốc làm và hướng dẫn bệnh nhân thực hiện, xoa bóp có tác dụng làm lưu thông máu, giảm đau, tăng tính đàn hồi của da, giảm xơ hoá da và dây chằng
  • Tắm nước nóng, nước ấm, bó parafin, dùng đèn hồng ngoại, tử ngoại chiếu vào khớp viêm, tắm bùn..., biện pháp này có tác dụng giãn mạch, tăng cường lưu thông máu, tăng tiết mồ hôi, giãn cơ và giảm đau tại chỗ.
  • Vận động liệu pháp và phục hồi chức năng: hướng dẫn bệnh nhân vận động thích hợp. Tập vận động bằng tay không, tập với các dụng cụ phục hồi chức năng: tập bằng gậy, tập tạ, tập trèo thang, co, kéo, bàn đạp.

4.3. Nhược điểm của các phương pháp này

  • Sử dụng các thuốc chống viêm không steroid và corticoid trong thời gian dài, sẽ có tác dụng phụ nghiêm trọng trên đường tiêu hóa, nhiều trường hợp điều trị đã được báo cáo bị phá hủy bộ máy tiêu hóa khi dùng thuốc. Ngoài ra một số tác dụng có thể gặp của thuốc có thể gặp như suy thận, tăng huyết áp, tiểu đường,…
  • Sử dụng các thuốc sinh học ảnh hưởng đến hệ miễn dịch bình thường của cơ thể, làm xuất hiện các rối loạn chuyển hóa khác.
  • Sử dụng các vị thuốc và diệu liệu y học cổ trực tiếp, tác dụng xuất hiện thường kéo dài, khâu chuẩn bị thường phức tạp, không kiểm soát được liều lượng chính xác, nguy cơ mắc các bệnh sỏi thận cao.

5. Sự kết hợp đông y và tây y để điều trị cho bệnh nhân viêm đa khớp dạng thấp

Để khắc phục những tác dụng phụ nghiêm trọng trên đường tiêu hóa của các thuốc chống viêm hiện đại, các nhà bào chế đã tạo ra sản phẩm viên xương khớp Bách Niên Kiện. Là sự kết hợp hoàn hảo giữa đông y và tây y. Viên xương khớp Bách Niên Kiện là sản phẩm tiên phong kết hợp chiết xuất móng Quỷ và chiết xuất vỏ Liễu, giúp hỗ trợ giảm: viêm khớp, thoái hóa khớp, tăng khả năng vận động ở người bị: Viêm khớp; thoái hóa khớp; thoái hóa cột sống; sưng, đau nhức xương khớp (đau lưng, mỏi gối, tê bì chân tay; đau vai gáy); cứng khớp

Chiết xuất cây móng Quỷ với hoạt chất chính là Harpagoside không những có tác dụng giảm đau chống viêm hiệu quả, đồng thời có tác dụng bảo vệ và tái tạo sụn khớp. Khi kết hợp với chiết xuất vỏ Liễu sẽ tăng hiệp đồng tác dụng giảm đau, giảm viêm, tái tạo và bảo vệ sụn khớp trong các bệnh xương khớp đặc biết là viêm khớp dạng thấp.

Xem Điểm bán TẠI ĐÂY
Xem Chi tiết Bách Niên Kiện TẠI ĐÂY
Xem Kinh nghiệm điều trị bệnh xương khớp TẠI ĐÂY

Xếp hạng: 4 (6 phiếu bầu)

Điểm bán Bách Niên Kiện

  • Hà Nội
  • TP Hồ Chí Minh
  • Quảng Ninh
  • Bình Dương
  • Hải Phòng
  • Cần Thơ
  • Đà Nẵng

Gửi câu hỏi hoặc đặt hàng

Điểm bán Bách Niên Kiện

  • Hà Nội
  • TP Hồ Chí Minh
  • Quảng Ninh
  • Bình Dương
  • Hải Phòng
  • Cần Thơ
  • Đà Nẵng
Nhắn tin Zalo 1