Đau khớp ngón tay là bị gì và cách chữa?

Bàn tay là bộ phận quan trọng trên cơ thể, giúp thực hiện các động tác không thể thiếu trong sinh hoạt như cầm, nắm, bóp,…Đặc biệt ngón tay là nơi tập trung dầy đặc những dây thần kinh, giúp tiếp nhận và phản hồi tín hiệu xúc giác lớn nhất của cơ thể.

Có thể nói bàn tay có mối liên hệ mật thiết với sự dẫn chuyền ý thức của não bộ. Tuy nhiên đặc điểm của bàn tay là tham gia vào nhiều hoạt động hàng ngày như lao động, chơi thể thao,...nên bộ phận này rất dễ bị chấn thương.

Theo nghiên cứu[1] trên 11.000 trường hợp gãy xương, các nhà khoa học chỉ ra rằng gãy xương ở bàn tay, ngón tay chiếm đến 10% tổng các trường hợp và chiếm 1,5-28% các trường hợp cấp cứu.

Việc bị sưng đau khớp ngón tay, bàn tay hay đầu ngón tay đôi khi khiến mọi người chủ quan, bỏ lỡ thời điểm chữa các bệnh xương khớp, thoái hóa khớp tốt nhất. Thay vì dùng cả đời để chữa hậu quả của bệnh, hãy dành vài phút để tìm hiểu tình trạng đau, sưng tê ở các đầu ngón tay, khớp ngón tay của mình là bị bệnh gì? Cách điều trị nào hiệu quả? 

1. Cấu tạo xương khớp ngón tay, bàn tay

Bàn tay được cấu tạo bởi hệ thống xương khớp, cơ, dây chằng và dây thần kinh.  

Cấu tạo các xương bàn tay gồm:

Gồm 27 xương mỗi tay, trong đó Mỗi ngón tay thường có 3 đốt. 
  •  8 Xương cổ tay xếp thành 2 hàng, mỗi hàng có 4 xương
  • 5 Xương bàn tay
  • 14 Xương đốt ngón tay
  • Đốt ngón gần:  nối liền với lòng bàn tay
  • Đốt ngón giữa: Nói giữa đốt ngón gần và đốt ngón xa
  • Đốt ngón xa: Là phần đầu của ngón tay

 

Chữa đau khớp ngón tay phải hiểu cấu tạo bàn tay

Giữa các đốt là hệ thống khớp ngón tay: giúp bàn tay có thể linh hoạt nắm lại hay thả ra và thực hiện các cử chỉ tay một các dễ dàng. Gồm 4 khớp chính:

  • Khớp gian đốt ngón tay: Khớp nối giữa các xương ngón tay 
  • Khớp nối xương bàn tay: Khớp nối xương bàn tay và xương ngón tay
  • Khớp gian xương cổ tay: Khớp nối xương bàn tay và xương cổ tay
  • Khớp cổ tay: Khớp nối cổ tay và cẳng tay

2. Dấu hiệu đau khớp ngón tay là bệnh gì?

Đau các khớp ngón tay hoặc đau cổ tay xảy ra khi có tổn thương ở các bộ phận của tay như dây chằng, gân, xương, sụn khớp, mạch máu, mô liên kết, hoặc các dây thần kinh đến đầu ngón tay bị chèn ép,  xuất hiện cảm giác tê bì, ngứa râm ran, buồn ở đầu ngón tay. 

Biệu hiện đau các ngón tay gây khó khăn trong các hoạt động cầm nắm, mặc quần áo, đóng cúc áo, rót nước hay các hoạt động đòi hỏi độ tỷ mỷ cao. Tính chất các cơn đau và các dấu hiệu mắc kèm sẽ giúp phân biệt được đâu là tình trạng bệnh lý cụ thể để điều trị đau kịp thời. Một số bệnh có liên quan đến đau khớp ngón tay phổ biến như:

2.1. Thoái hóa khớp ngón tay, cổ tay

đau khớp ngón tay do thoái hóa khớp bàn ngón tay

Thoái hóa khớp ngón tay thường gặp ở nhóm từ 60-65 tuổi. Bệnh dễ xảy ra ở bên tay thuận và gặp nhiều ở các ngón trỏ, ngón cái và ngón giữa.

Như bệnh thoái hóa khớp nói chung, nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do sự thoái hóa của cơ thể kèm theo sự lão hóa và bào mòn của sụn khớp[2] ngón tay.  Làm cho khoảng không gian giữa 2 xương hẹp lại, ma sát với nhau, dịch khớp mất nguồn cung cấp và ít dần, gai xương hình thành. Hậu quả gây đau, cứng và khó vận động ở ngón tay, cổ tay. Để nhận biết cần dựa vào các triệu chứng sau:

  • Đau khớp: ở một, hai hoặc tất cả các ngón, đau mang tính cơ học (tăng lên khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi). Đau nhức tăng lên khi thời tiết thay đổi hoặc khi ngâm tay vào nước lạnh trong thời gian dài. Cơn đau có thể nhẹ và trung bình, xuất hiện thoáng qua rồi biến mất hoặc kéo dài 1-2h đồng hồ hoặc lâu hơn. Hiếm khi kèm theo sưng và đỏ ở các khớp.
  • Cứng khớp: thường xảy ra vào buổi sáng sau khi ngủ dậy trong thời gian ngắn 10 -30 phút. Các ngón tay khó cử động cứng, phải xoa bóp mềm ra được. 
  • Biến đổi ở bàn tay: có các hạt Bourchard và hạt Heberden[3]: được giải thích là do sự phì đại  xương ngón tay.

biểu hiện thay đổi bàn tay do thoái hóa khớp ngón tay

2.2. Viêm khớp ngón tay, cổ tay

Là hiện tượng viêm xảy ra ở vị trí các khớp trong bàn tay. Với 4 biểu hiện đặc trưng trong giai đoạn cấp tính là sưng, nóng, đỏ và đau.

Có nhiều nguyên nhân gây tình trạng viêm như nhiễm trùng, bệnh miễn dịch, chấn thương,...nhưng hay gặp nhất là bệnh viêm khớp dạng thấp.

Theo sách "Chẩn đoán và điều trị những bệnh cơ xương khớp thường gặp" của PGS. TS Vũ Thị Thanh Thủy[4] .Viêm khớp dạng thấp gây đau và viêm ở nhiều khớp, thường khởi phát từ các khớp nhỏ, 70-100% bắt đầu từ sưng và đau ở các ngón tay. Biểu hiện như sau:

  • Sưng đau ở một hoặc nhiều ngón, ít khi nóng đỏ, thường kéo dài vài tuần đến vài tháng rồi chuyển sang giai đoạn toàn phát đau ở nhiều khớp. Đau âm ỉ tùy vào mức độ viêm, nghỉ ngơi chỉ giảm đau ít. Đau tăng lên về đêm và gần sáng. Đau có tính chất đối xứng hai bên. 
  • Sử dụng các thuốc giảm đau, giảm viêm lâu nhưng không đỡ mà đau tăng lên
  • Sưng nhiều phần mu tay  hơn lòng bàn tay. Cứng khớp vào buổi sáng trong thời gian dài dài từ 1-2h đồng hồ
  • Ngón tay có thể hơi biến dạng, có hình thoi nhất là các ngón 2-3-4. Bàn tay bị biến dạng và xuất hiện các hạt nhỏ dưới da

viêm khớp dạng thấp

Sau khi đến giai đoạn toàn phát, con đau sẽ xuất hiện ở nhiều khớp khác như, khớp cổ tay, khớp khuỷu, khớp gối, khớp bàn ngón chân. Đây được xếp vào một trong những nguyên nhân gây khuyết tật hàng đầu thế giới do diễn biến nhanh chóng của nó. Vì vậy việc phát hiện và điều trị viêm khớp dạng thấp càng sớm càng tốt

2.3. Gãy xương bàn tay, ngón tay, cổ tay

điều trị đau khớp ngón tay do gãy xương

Mọi tác động như tai nạn giao thông, va chạm, đánh nhau,...làm tổn thương các mô và xương ở ngón tay đều gây đau. Cơn đau nặng thường bắt đầu từ ngày thứ 2 sau chấn thương.

Đau liên tục cả ngày, cử động nhẹ cũng thấy đau. Thường xuyên phải sử dụng thuốc giảm đau. Cơn đau thường giảm sau 3 tuần, tuy nhiên bênh nhân phải hạn chế vận động, thậm chí phải bó bột để quá trình lành xương diễn ra dễ dàng.

Ảnh hưởng của các chấn thương này, có thể sẽ gây di chứng đến 10-12 năm sau. Bệnh nhân nguy cơ dễ bị thoái hóa khớp ,viêm khớp hơn người bình thường. Do đó cần điều trị dứt điểm, tránh để lại hậu quả sau này.

2.4. Các bệnh ảnh hưởng đến hệ thần kinh gây đau tay

Đầu ngón tay là nơi tập trung dày đặc các dây thần kinh của cơ thể, nên việc tác động lên hệ thần kinh này cũng có thể gây cảm giác đau và tê buồn ở các đầu ngón tay. Một số bệnh có thể gây tổn thương thần kinh phải kể đến:

biến chứng thần kinh

  • Bệnh tiểu đường: Gây biến chứng tổn thương các dây thần kinh ngoại biên
  • Bệnh thoái hóa cột sống cổ: chèn ép và các dây thần kinh từ cổ xuống bàn tay: gây cảm giác tê, châm chích, như điện giật ở các đầu ngón tay. Thường xuất hiện tê buồn mỏi ở các đầu ngón tay hơn là các khớp ngón tay. Cảm giác tay không có lực, không muốn làm việc gì.

Trên đây là một số bệnh lí thường xuyên gây ra biểu hiện đau, sưng, tê ở các ngón tay và bàn tay. Để có chuẩn đoán chính xác, người bệnh nên đến các cơ sở khám chữa bệnh làm thêm các xét nghiệm cận lâm sàng như công thức máu, X-Quang, Scan,...

3. Chữa đau khớp ngón tay, bàn tay hiệu quả

Phác đồ điều trị tình trạng đau bàn tay, và đau ngón tay thường tập trung vào hai mục đích là: Điều trị nguyên nhân và Điều trị triệu chứng.

3.1. Điều trị nguyên nhân

điều trị bệnh đau khớp ngón tay

- Nếu do các bệnh thần kinh hoặc bệnh tiểu đường: Cần sử dụng các thuốc điều trị bệnh tiểu đường và thần kinh

- Nếu do chấn thương: Cần bó bột, cố định xương, bổ sung calci, VTM cần thiết cho quá trình lành xương

- Nếu do viêm khớp dạng thấp: Cần sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch[5]

- Nếu do nhiễm trùng: Cần sử dụng kháng sinh.

3.2. Điều trị triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng

  • Thuốc giảm đau nhanh: Thường được lựa chọn như Paracetamol, hoặccác thuốc nhóm chống viêm không steroid như ibuprofen và naproxen. Các thuốc giảm đau bôi ngoài ra cũng có thể được áp dụng.Tuy nhiên về lâu dài, việc sử dụng lâu dài các thuốc này có thể gây tổn thương cho dạ dày và gây các tác dụng phụ khác.
  • Tiêm steroid: Giúp giảm đau nhanh các cơn đau nặng. Tuy nhiên việc tiêm vào khớp ít được khuyến khích vì có thể gây tổn thương hệ thống dây hằng và mô liêu kết
  • Thuốc bổ sung dịch khớp: Đây là phương pháp mới, tiêm bổ sung trực tiếp vào ổ khớp. Nguy cơ tổn thương các mô khi tiêm nhiều lần
  • Phẫu thuật khớp 1 phần hoặc toàn phần: Loại bỏ phần xương và sụn bị hư hỏng, thay thế bằngg bộ phận giả bằng kim loại.
  • Ngoài ra cần áp dụng phương pháp không dùng thuốc: châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, thay đổi chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lí.

Tiêu chí chữa bệnh hiện nay được nhiều người lựa chọn là: HIỆU QUẢ VÀ AN TOÀN

  • Hiệu quả: Có tác dụng giảm đau, giảm viêm tốt. Ngăn ngừa biến chứng, bổ sung dịch khớp, làm chậm quá trình tiến triển của bệnh.
  • An toàn: Được cấp phép bởi bộ y tế, nguyên liệu có nguồn gốc xuất xử rõ ràng, được nghiên cứu hiệu quả trên người.

cây móng Quỷ

Hiện nay, việc lựa chọn các sản phẩm từ thảo dược an toàn hiệu quả thường được bác sĩ khuyên sử dụng. Trong đó cây Móng Quỷ và Vỏ Liễu trắng là 2 thảo dược được sử dụng để điều trị xương khớp phổ biến ở các nước Châu Âu, được các chuyên gia xương khớp như BS.TS Tăng Hà Nam Anh, PGS. TS Lê Anh Thư, BS CKII Nguyễn Thị Yến Loan khẳng định hiệu quả hỗ trợ giảm đau, giảm viêm và bảo vệ sụn khớp, ngăn ngừa  biến chứng.

Thông tin tham khảo

1. Nghiên cứu “Treatment of rheumatic patients with devil's claw root dry extract: A multi-center open study” được đăng trên tạp chí Orthopade của Cộng Hòa Liên Bang Đức,  năm 2003. Nghiên cứu tiến hành trên 614 bệnh nhân  đau xương khớp có tuổi trung bình là 60. Được sử dụng chiết xuất cây Móng Quỷ theo dõi trong vòng 8 tuần. Kết quả cho thấy 92,7% bệnh nhân giảm đau đáng kể và chất lượng cuộc sống được nâng cao [6].

2. Nghiên cứu “Treatment of Low Back Pain Exacerbations with Willow Bark Extract: A Randomized Double-Blind Study” được tiến hành tại viện công nghệ Israel năm 2000, đăng trên thư viện quốc gia Hoa Kỳ (NCBI). Nghiên cứu tiến hành trên 210 bệnh nhân đau thắt lưng 5 năm theo dõi trong vòng 4 tuần. Kết quả cho thấy số bệnh nhân cải thiện tốt các triệu chứng đau viêm của nhóm sử dụng chiết xuất Vỏ Liễu cao gấp 6 lần so với nhóm điều trị  bằng giả dược [7].

Qua các nghiên cứu, các nhà khoa học tìm thất rằng. Việc kết hợp cây Móng QuỷVỏ Liễu trắng sẽ làm tăng hiệp đồng tác dụng

  • Giảm đau, giảm viên an toàn hiệu quả. Đồng thời hỗ trợ điều trị nguyên nhân gây bệnh của một số bệnh miễn dịch, nhiễm trùng.
  • Ức chế men tiêu sụn khớp giúp bảo vệ và tái tạo sụn khớp. Bổ dung dịch khớp ngăn ngừa cứng khớp. 
  • Làm chậm quá trình tiến triển của bệnh, ngăn ngừa sự phát triện quá mức của xương, hạn chế biến chứng biến dạng xương

4. Đau khớp ngón tay, cổ tay có nên sử dụng sản phẩm xương khớp từ thảo dược không?

Câu trả lời phụ thuộc vào mức độ bệnh của bạn:

  • Nếu các cơn đau kéo dài hơn 1 tuần, tình trạng cứng khớp có xuất hiện. Hoặc kèm theo các bệnh về xương khớp như thoái hóa khớp gối, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp dạng thấp. Thì việc lựa chọn các sản phẩm bảo vệ sức khỏe xương khớp từ Cây Móng Quỷ và Vỏ Liễu Trắng là cần thiết. Giúp đảm bảo sức khỏe xương khớp toàn diện. Việc điều trị sớm bệnh sẽ giúp phòng ngừa biến chứng biến dạng xương khớp. Đặc biệt nếu có liên quan đến các bệnh miễn dịch thì nên sử dụng sớm vì 2 thảo dược này có khả năng tác động vào hệ miễn dịch của cơ thể, kiểm soát các hoạt động miễn dịch bất thường. 
  • Nếu do tình trạng chấn thương, gãy tay: Bạn có thể chỉ cần dùng các thuốc giảm đau nhanh khi đau quá và chú ý đến chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng hợp lí. 
  • Nếu bạn chỉ bị cảm giác mỏi tay nhẹ, do hoạt động công việc lặp lại quá nhiều 1 tư thế. Hãy tham khảo các bài tập ngón tay để phòng và ngăn ngừa các cơn đau dưới đây

 

 

Xếp hạng: 4.5 (2 phiếu bầu)

Điểm bán Bách Niên Kiện

  • Hà Nội
  • TP Hồ Chí Minh
  • Quảng Ninh
  • Bình Dương
  • Hải Phòng
  • Cần Thơ
  • Đà Nẵng

Gửi câu hỏi hoặc đặt hàng

Điểm bán Bách Niên Kiện

  • Hà Nội
  • TP Hồ Chí Minh
  • Quảng Ninh
  • Bình Dương
  • Hải Phòng
  • Cần Thơ
  • Đà Nẵng
Nhắn tin Zalo 1