
Thoái hoá khớp đang là căn bệnh phổ biến thường gặp. Theo báo cáo nghiên cứu “Già hóa dân số và người cao tuổi” ở Việt Nam ghi nhận khoảng 30% người trên 35 tuổi mắc thoái hóa khớp, 60% ở nhóm người trên 65 tuổi và 85% đối với người trên 80. Các chuyên gia cũng khuyến cáo rằng, tỷ lệ người mắc thoái hóa khớp ngày càng tăng, hiện đã ngang với bệnh về tim mạch và ngày càng có xu hướng trẻ hóa.
Nhìn vào những con số thống kê trên, chúng ta không khỏi bàng hoàng trước kỷ nguyên xương khớp và bệnh thoái hoá khớp là điển hình cho bệnh xương khớp.
Vậy liệu có thể điều trị dứt điểm thoái hoá khớp?
Để giải đáp cho câu hỏi này, hãy cùng lắng nghe chia sẻ về nguyên nhân thoái hoá khớp và đưa ra hướng điều trị phù hợp cho bản thân mình.
Thoái hoá khớp là hậu quả của quá trình mất cân bằng giữa tổng hợp và phân hủy của sụn và xương dưới sụn, kèm theo phản ứng viêm, giảm thiểu lượng dịch khớp.
Theo thời gian, lớp sụn khớp dần bị thoái hóa, trở nên xù xì và bị bào mòn dẫn đến nứt, rách. Đồng thời, phần xương dưới sụn cũng bắt đầu thay đổi cấu trúc và hình dạng, mật độ khoáng giảm, đầu xương bị trơ ra và hình thành gai xương ở rìa. Khi vận động, xương dưới sụn bị cọ xát vào nhau khiến người bệnh cảm thấy vô cùng đau đớn.
Hình 1: Khớp gối bị thoái hoá
Thoái hoá khớp xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau, anh chị có thể theo dõi những dấu hiệu cơ bản dưới đây để nhận biết bệnh thoái hoá khớp ở thời gian sớm nhất:
Khi nhắc đến nguyên nhân của thoái hoá khớp, người ta thường kể đến là do tuổi tác, béo phì, công việc, tư thế và thói quen sinh hoạt,...
Tuy nhiên, để hiểu rõ, nguyên nhân thoái hoá khớp được chia thành 2 nhóm:
Phần lớn là do các nguyên nhân cơ giới, bệnh phát sinh do những rối loạn làm thay đổi đặc tính của sụn và làm hư hại bề mặt khớp. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi (thường trẻ dưới 40), khu trú một vài vị trí, nặng và tiến triển nhanh.
Thoái hoá khớp gây ra những biến chứng nặng nề về sức khoẻ và tâm lý. Có thể anh chị cũng đang gặp phải những biến chứng này:
Hình 2: Thoái hoá khớp gối
►Hạn chế vận động:
Thoái hoá khớp làm cho các khớp bị tổn thương, dẫn tới khó khăn trong việc đi lại, vận động. Nếu bệnh tim mạch là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tử vong thì bệnh xương khớp là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tàn phế, đặc biệt là thoái hoá khớp. Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của thoái hoá khớp.
►Rối loạn giấc ngủ
Thoái hóa khớp gây đau và nhức khớp từ đó có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Trong khi đó, nếu không ngủ đủ giấc, mức độ đau khớp lại càng tăng lên. Cứng khớp và chuyển động bị hạn chế cũng làm bệnh nhân không được thoải mái khi ngủ.
►Tăng cân
Đau và cứng các khớp có thể làm bệnh nhân ngại vận động hơn. Viêm khớp cũng có thể làm giảm khả năng tập thể dục, ngay cả việc đi bộ. Không thường xuyên vận động sẽ làm bệnh nhân dễ cảm thấy buồn bực, mất đi một niềm vui trong cuộc sống cũng như khiến bệnh nhân tăng cân không mong muốn. Tăng cân có thể làm nghiêm trọng thêm các triệu chứng của thoái hóa khớp cũng như làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng khác như: tiểu đường, cao huyết áp, bệnh tim mạch…
►Gout
Thoái hóa khớp có thể làm phát sinh bệnh gout. Vì thoái hóa khớp thường làm thay đổi sụn, dẫn đến các tinh thể urat natri hình thành trong khớp, gây ra bệnh gout và đau cấp tính. Gout thường xuất hiện ở ngón chân cái.
►Chứng vôi hóa sụn khớp
Thoái hóa khớp có thể dẫn đến sự thành các tinh thể canxi trong sụn, thường là ở đầu gối gây vôi hóa khớp. Vôi hóa khớp có thể làm cho các triệu chứng của thoái hóa khớp nghiêm trọng hơn. Đôi khi, các tinh thể canxi chuyển động sẽ gây ra các cơn đau cấp tính.
►Lo âu và trầm cảm
Theo một nghiên cứu về sự liên quan giữa lo âu, trầm cảm với chứng thoái hóa khớp thì các cơn đau của thoái hóa khớp thường ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tâm thần. Có hơn 40% người tham gia nghiên cứu này đều có dấu hiệu lo lắng và trầm cảm tăng lên do các triệu chứng của thoái hóa khớp.
Là người đang thấp thỏm lo âu vì thoái hoá khớp, chắc chắn, anh chị không muốn kéo dài thêm những cơn đau do thoái hoá khớp. Đọc ngay hướng dẫn bên dưới để tránh xa thoái hoá khớp nhé.
Người bệnh ai cũng mong muốn thoát khỏi cơn đau nhanh nhất có thể mà vẫn an toàn, tuy nhiên, thuốc Tây lại tiềm tàng đầy những nguy cơ chết người như xuất huyết tiêu hoá, suy thận, suy giảm hệ miễn dịch,....
Xu hướng được nhiều người lựa chọn hiện nay là điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ và sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược như cây Móng Quỷ và Vỏ Liễu trắng.