Nội dung chính trong bài [ Ẩn ]
1. Nguyên nhân gây đau khớp ngón tay, đau cổ tay là gì?
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng sưng, đau các khớp ngón tay, đầu ngón tay bị châm chích, tê buồn. Trong đó 1 số nguyên nhân phổ biến nhất là:
- Do hoạt động lặp lại nhiều lần của bàn tay, ngón tay: Như đánh máy vi tính, thợ thủ công đan lát, may mặc, công nhân nhà máy,... cần đến hoạt động nhiều của tay và bàn tay.
- Chấn thương: Các chấn thương tác động đến hệ thống, cơ, gân, xương, mạch máu và thần kinh đều có thể gây biểu hiện đau các ngón tay. VD: các chấn thương ở cổ tay, làm ngăn cản mạch máu lưu thông đến ngón tay, gây cảm giác tê và buốt. Hoặc các bệnh thoái hóa cột sống cổ, viêm khớp vai,... ảnh hưởng đến tín hiệu dẫn chuyền thần kinh đến tay gây đau.
- Do thoái hóa khớp ngón tay: Do tuổi tác làm sụn khớp ngón tao bị lão hóa, xương phát triển nhiều ra gây biến dạng ngón tay. Gây cứng và đau ngón tay và đầu ngón tay
- Do viêm khớp, viêm khớp dạng thấp: đây là bệnh miễn dịch, gây sưng và viêm ở nhiều khớp trong cơ thể. Thường khởi phải ban đầu ở các khớp ngón nhỏ như khớp ngón tay. Ban đầu thường có biểu hiện sưng và đau ở 1 số ngón như ngón trỏ và ngón cái. Sau đó đau lan ra các ngón khác và đối xứng cả 2 tay. Ngón tay người bệnh thường có hình thoi. Đến khi toàn phát sẽ đau nhiều khớp khác, ít nhất là 5 nhóm khớp. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây biến dạng các khớp, thậm chí là liệt
- Do các bệnh ảnh hưởng đến thần kinh: Tiểu đường, bệnh thần kinh ngoại biên, thoái hóa cột sống cổ, thoát vị địa đệm,...
2. Đau khớp ngón tay, cổ tay cần phải đi khám bác sĩ khi nào?
- Khi các cơn đau kéo dài liên tục ở một tuần
- Các ngón tay cứng và tê nhiều, cảm giác yếu không có lực
- Cơn đau ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt
Bệnh xương khớp thường phức tạp nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể bỏ qua thời điểm tốt nhất để khống chế bệnh. Do đó khi có dấu hiệu bất thường về khớp, bạn đọc nên đến những cơ sở khám chữa bệnh gần nhất để có chẩn đoán chính xác
3. Chẩn đoán sưng, đau khớp ngón tay - cổ tay
Khi đến khám, thông thường bệnh nhân cần cung cấp những thông tin sau để Bác sĩ đánh giá:
- Tiền sử và gia đình: Xem bệnh nhân bị đau những khớp nào, hoạt động nào làm cho đau nặng hơn, hoạt động nào giảm đau, người đó bị tình trạng này bao lâu. Bác sĩ cũng có thể khai thác tiền sử gia đình xem có ai mắc bệnh liên quan. Khai thác các chấn thương trước đó, và công việc có nguy cơ mắc bệnh xương khớp cao
- Đánh giá lâm sàng: Chỉ cần nhìn vào bàn tay, các bác sĩ chuyên khoa có thể phán đoán 1 người có bị viêm khớp ngón tay, thoái hóa khớp ngón tay hay không. Nếu có biểu hiện các hạt bouchar hoặc heberden, gốc ngón tay cái to hơn bình thường là dấu hiệu thoái hóa khớp. Bác sĩ thưc hiện sờ nắn bàn tay, cảm nhận, ấn vào 1 số khu vực nhất định và yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số động tác.
- Cận lâm sàng: Xét nghiệm công thức máu và sinh hóa để loại trừ các bệnh nội tạng mắc kèm, X-Quang để quan xét tình trạng xương, sụn khớp.
4. Giảm đau khớp ngón tay nhanh chóng tại nhà với 7 động tác đơn giản
Tùy vào nguyên nhân mắc bệnh mà có hướng điều trị khác nhau. Trước khi đến với liệu pháp dùng thuốc, trường hợp đau tay nhẹ hoặc đối với những người có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp ngón tay cao. Thì việc điều chỉnh chế độ sinh hoạt và sinh dưỡng cần được ưu tiên hơn.
Trong đó các bài tập ngón tay thường được các chuyên gia vật lí trị liệu đánh giá cao để giảm đau và phòng ngừa đau khớp ngón tay hiệu quả. Đây là những bài tập rất đơn giản, tiết kiệm thời gian. Đừng tiếc vài phút đọc tiếp mà bỏ lỡ cách phòng và điều trị an toàn tại nhà đơn giản này nhé.
**Lưu ý: nếu tay bạn thường xuyên cảm thấy đau và cứng. Hãy làm ấm chúng trước khi luyện tập. Điều này giúp thực hiện các động tác dễ dàng hơn. Bằng cách đặt tay vào một túi giữ nhiệt, hoặc ngâm tay trong ngước nóng từ 5-10 phút hoặc đeo gang tay 5-10 phút.
4.1. Nắm tay
Bài tập này sẽ giúp tăng cường sự linh hoạt của bàn ngón tay, phòng ngừa giảm đau khớp ngón tay , đặc biệt trong tình trạng mỏi.
- Duỗi các ngón tay hết cỡ (đến mức bạn vẫn chưa cảm thấy đau rồi nắm lại nhẹ nhàng, ngón cái đặt bên ngoài những ngón còn lại).
- Giữ 30 - 60s, rồi duỗi các ngón tay thẳng ra.
- Lặp lại cả 2 tay ít nhất 4 lần.
4.2. Duỗi bàn tay
Động tác này giúp các cơ và gân phần mu bàn tay được tăng cường, nuôi dưỡng, lưu thông khí huyết.
- Đặt bàn tay úp hoặc thả lỏng trên bàn hoặc bề mặt phẳng.
- Duỗi thẳng các ngón tay sao cho lòng bàn tay và các ngón tay đều áp sát vào mặt bàn hoặc mặt phẳng.
- Giữ 30-60s. Lặp lại ít nhất 4 lần mỗi tay
4.3. Co ngón tay
Thực hiện:
- Đưa tay ra trước, lòng bàn tay hướng về bạn.
- Gập các ngón tay xuống sao cho chạm vào đốt ngay gần lòng bàn tay. Ban tay trông như vuốt thú.
- Giữ 30-60s rồi thả lỏng. Lặp lại ít nhất 4 lần mỗi tay
4.4. Tăng sức mạnh của các ngón tay
Động tác này sẽ giúp thực hiện các động tác cầm nắm hàng ngày được dễ dàng hơn, sẽ có lợi nhiều đối với tình trạng bàn tay thường xuyên cảm thấy cứng và tê.
- Giữ 1 quả bóng cao su mền trong lòng bàn tay và bóp chặt nhất có thể.
- Giữ vài giây rồi thả lỏng. Lặp lại 10-15 lần trên mỗi tay.
- Thực hiện bài tập 2-3 lần 1 tuần, đảm bảo cho tay bản nghỉ ngơi ít nhất 48h sau mỗi lần tập.
- Với các trường hợp chấn thương, gãy tay thì không nên thực hiện động tác này.
4.5. Nâng các ngón tay
- Động tác này sẽ giúp làm căng các cơ và tăng cường sự linh hoạt của ngón tay.
- Đặt bàn tay thả lỏng, úp trên một bề mặt phẳng.
- Từ từ nâng mỗi ngón tay 1 lần rồi đặt xuống bàn. Lặp lại 10 lần mỗi tay
4.6. Bài tập ngón cái
Động tác này giúp tăng độ chắc khỏe của cơ ngón cái, dễ thực hiện các hoạt động cần đến độ khỏe của ngón này. Bạn có thể chọn 1 trong 2 cách sau đây
Cách 1:
- Dùng 1 cái nịt hoặc 1 cái dây cao su quấn phần giữa lòng bàn tay, trên gốc ngón tay cái
- Rồi di chuyển ngón tay cái xa các ngón tay còn lại nhất có thể. Giữ 30-60s và thả lỏng. Lặp lại 10-15 lần với 2 tay.
- Bạn có thể thực hiện 2-3 lần/tuần. Nghỉ ngơi giữa các lần tập ít nhất 48h
Cách 2:
- Để tay ra trước mặt, duỗi và thả lỏng các ngón.
- Di chuyển ngón cái ra xa những ngón còn lại nhất có thể. Sau đó gập ngón cái vào lòng bàn tay.
- Giữ 30-60s. Lặp lại ít nhất 4 lần cả hai tay
4.7. Búng ngón tay
- Đưa bàn tay ra trước và giữ cho cổ tay thẳng.
- Nhẹ nhàng chạm ngón cái với đầu mỗi ngón tay còn lại 1 lần tạo hình chữ "O".
- Giữ từ 30-60s , lặp lại ít nhất 4 lần mỗi tay.
7 động tác giảm đau khớp ngón tay trên đây sẽ phát huy hiệu quả tốt nhất khi bạn đang ở giai đoạn đầu của các cơn đau hoặc muốn phòng ngừa các bệnh liên quan đến ngón tay, cổ tay. Nếu các cơn đau diễn ra thường xuyên. Thì tập luyện là chưa đủ, bạn nên sử dụng kết hợp với các sản phẩm bảo vệ sức khỏe từ thảo dược an toàn lành tính và sử dụng được lâu dài. Vừa hỗ trợ giảm đau giảm viêm, còn phòng ngừa biến mất thẩm mỹ ngón tay.
THÔNG TIN HỮU ÍCH
Tại Việt Nam, Viên xương khớp Bách Niên Kiện là sản phẩm tiên phong kết hợp chiết xuất Cây Móng Quỷ và Vỏ Liễu Trắng, An Toàn và Hiệu Quả, giúp hỗ trợ giảm: đau lưng, mỏi gối, tê bì chân tay; đau vai gáy lâu ngày; giúp giảm viêm khớp, thoái hóa khớp, tăng khả năng vận động ở người bị: Viêm khớp; thoái hóa khớp; thoái hóa cột sống; sưng, đau nhức xương khớp, cứng khớp
Viên xương khớp Bách Niên Kiện - Hướng đi mới cho người bị viêm khớp, thoái hoá khớp
92, 7% người sử dụng thấy cải thiện rõ rệt:
- 7-10 ngày đầu: Giảm đau, sưng nóng tại ổ khớp bị đau, viêm
- Sau 2-4 tuần: Đi lại, đứng lên ngồi xuống không cần phải vịn gối, vận động thoải mái, nhẹ nhàng hơn
- Sau 3-6 tháng: Tình trạng đau xương khớp giảm rõ rệt, những tiếng kêu lục khục không còn xuất hiện. Tình trạng cứng khớp buổi sáng được hạn chế tối đa, vận động thoải mái. Tinh thần sảng khoái, ngủ ngon giấc hơn.
***Thông thường, với bệnh nhân bị viêm khớp háng, viêm khớp gối, triệu chứng Đau được cải thiện nhanh chóng, rõ rệt chỉ sau 10-14 ngày đầu. Kiên trì sử dụng ít nhất 3 tháng, tần suất tái phát cơn đau giảm rõ rệt. Người bệnh sẽ vận động, cầm nắm, di chuyển dễ dàng, thoải mái hơn.
Đặc biệt, Viên xương khớp Bách Niên Kiện được phân phối bởi công ty Dược chính thống - Cty TNHH Dược Phẩm FOBIC với 6 năm kinh nghiệm với những sản phẩm chất lượng cao: Bảo Khí Khang - Giảm đờm ho khó thở COPD, Ích Niệu Khang - Giảm tiểu đêm, tiểu nhiều lần,...
Viên xương khớp Bách Niên Kiện được cấp phép lưu hành toàn quốc
GỬI CÂU HỎI TƯ VẤN 1800.6802
►►► Hãy trải nghiệm viên xương khớp Bách Niên Kiện ít nhất 01 hộp 80 viên: Giá 699.000Đ/ hộp 80 viên
⇒ Đặt mua Viên xương khớp Bách Niên Kiện: ĐẶT HÀNG NGAY
⇒ Gửi câu hỏi để Chuyên gia tư vấn: TẠI ĐÂY
⇒ Tìm Nhà thuốc bán viên xương khớp Bách Niên Kiện: TẠI ĐÂY